Categories
NHÀ ĐẸP

Đầu tư phân khúc bất động sản nào an toàn khi thị trường nhiều biến động?

Thị trường bất động sản (BĐS) có nhiều biến động bởi những ảnh hưởng từ các yếu tố ngắn hạn. Điển hình nhất là ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh này, nhiều người đang phân vân không biết lựa chọn phân khúc nào làm nơi “trú ẩn” an toàn. Các chuyên gia đầu tư lâu năm cho rằng, các hạng mục nhà ở sẽ là lựa chọn tốt nhất. Hơn nữa, các kênh đầu tư BĐS công nghiệp và đất nền cũng dần xâm chiếm thị trường. Hãy cùng chúng tôi phân tích và đưa ra lời giải cho các vấn đề trên.

Toàn cảnh thị trường BĐS hiện nay

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, thế nhưng thị trường BĐS Việt Nam vẫn nóng lên từ Bắc vào Nam. Năm 2022, thị trường vẫn tiếp tục có đột phá mới nhờ vào nhu cầu nhà ở của người dân còn nhiều. Tuy nhiên, hiện nay thị trường đang có dấu hiệu “chững” lại bởi nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất là tình trạng siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản. Theo số liệu thống kê, dư nợ tín dụng BĐS đạt 2,3 triệu tỷ đồng (chiếm 20,66%). Trong đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng BĐS mục đích tự sử dụng chiếm 66,3% (~1,55 triệu tỷ đồng). Ngược lại, dư nợ tín dụng với mục đích kinh doanh chỉ có 33,7%.

Theo các chuyên gia, việc Nhà nước siết chặt tín dụng có tác dụng “loại bỏ” tình trạng đầu cơ, đầu tư lướt sóng. Điều này tránh dẫn tới tình trạng bong bóng bất động sản. Tuy nhiên, thông tin nới “room” tín dụng ngày 7/9 khiến cho tâm lý nhiều nhà đầu tư biến động mạnh mẽ. Việc nới tín dụng này chỉ áp dụng cho những dự án có pháp lý chuẩn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần phải rà soát lại để có bước đi phù hợp với xu hướng mới hiện nay.

Thứ hai là cắt giảm trái phiếu doanh nghiệp BĐS, quy mô phát hành trái phiếu đạt 180.000 tỷ đồng (giảm 27% so với cùng kỳ năm 2021). So với quý 1, tổng số đợt phát hành trái phiếu trong quý II chỉ còn 16 đợt (giảm đến 63%). Thứ ba là thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng bất động sản tăng đột biến. Trong năm 2022, thuế TNCN từ BĐS đạt 16,6 tỷ đồng (tăng 73% so với 2021). Đặc biệt ở một số phân khúc và khu vực trung tâm thì giá BĐS cao gấp 20 – 25 lần thu nhập của người dân. Thậm chí là con số này vẫn tiếp tục tăng mà không có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong thời gian tới.

Lựa chọn phân khúc đầu tư an toàn

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán và vàng không ổn định, nhiều người đã chuyển dịch sang đầu tư BĐS. Tuy nhiên, không phải hạng mục BĐS nào cũng an toàn và ổn định. Theo các chuyên gia đánh giá, 3 phân khúc vẫn được các nhà đầu tư ưa chuộng đó là đất nền, nhà ở và bất động sản công nghiệp.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng đầu tư mua bán đất vùng ven hoặc tỉnh lẻ và chờ thời cơ tăng giá. Thế nhưng, đây không phải là kênh đầu tư dành cho người mới. Bởi vì phân khúc này cần nguồn tài chính mạnh và đi kèm với rủi ro cao. Tuy nhiên vẫn còn một cơ hội khác dành cho những người có tài chính hạn hẹp. Đó là thu mua lại những ngôi nhà hay căn hộ cũ bị “lãng quên”, giá chỉ từ 23 – 30 triệu đồng/m². Sau đó tiến hành sửa chữa và bán lại với giá cao hơn. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có ngân sách từ 500 triệu đồng cho đến 1 tỷ đồng thì không dễ để đầu tư. Những ngôi nhà riêng hay căn hộ tầm trung và bình dân sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.

Mặt khác, sự tái cơ cấu của các công ty sau đại dịch Covid-19 khiến cho ngành BĐS tăng trưởng trở lại. Chính điều này đã biến phân khúc BĐS công nghiệp trở thành tâm điểm mới.

Theo thông tin từ Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, một số dự án KCN mới đã được chấp thuận đầu tư và triển khai trong năm 2022. Điều này góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong tương lai. Đặc biệt, tỷ lệ lấp đầy các KCN ở cả phía Bắc lẫn phía Nam đều rất cao (80% ở phía Bắc).

Ngoài ra, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cũng có dấu hiệu tăng trưởng. Trong quý 1/2022 có 12 dự án mở bán với 1.020 căn. Hơn nữa kênh đầu tư biệt thự, nhà liền kề cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt nguồn cung nhà ở tại các khu vực trung tâm thành phố lớn. Do đó mà nguồn cung từ các dự án ngoại thành trung tâm sẽ là lựa chọn tốt nhất. Đi kèm với đó là sự phát triển đồng bộ và hoàn thiện của cơ sở hạ tầng tại khu vực này. Điều này sẽ khiến cho giá bán nhà riêng tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian sắp tới.

Qua những thông tin trong bài viết trên cho thấy, một nghịch lý trong thị trường bất động sản đó là tình trạng giá bán tăng nhưng lượng quan tâm và giao dịch lại giảm. Điều này có nghĩa là các chủ đầu tư phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc huy động vốn phát triển dự án. Chính vì thế nhà đầu tư phải có định hướng, chiến lược và kế hoạch cho những phân khúc thực sự “an toàn”. Qua đó góp phần phát triển thị trường theo hướng an toàn, ổn định và bền vững.

Categories
NHÀ ĐẸP

Dự án Luật đất đai (sửa đổi): Phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển

Tiếp tục chương trình nghị sự, sáng 1/11, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác.

Đặc biệt tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian phát triển và là nguồn lực to lớn của đất nước.

Trong thời gian qua, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế;

Thêm nữa là nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất nền còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng…

Những tồn tại, bất cập nêu trên có nguyên nhân do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu phát triển của đất nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan chưa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ;

Nhu việc giá đất chưa phản ánh thực tế thị trường; việc thực hiện pháp luật về đất đai có lúc, có nơi còn chưa nghiêm…

Mục đích xây dựng dự án Luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế;

Bên cạnh đó cũng phải giải quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế… hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Đặc biệt cần thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản lành mạnh.

Hơn nữa là phát huy nguồn lực đất đai, tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai.

Thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Ủy ban Kinh tế tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86) và trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát;

Cần đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường;

Hơn nữa phải tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất; quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao… 

Categories
NHÀ ĐẸP

Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, có nên mua đất rẻ?

Trước thông tin một số ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên cao, chạm mức 10,5%/năm, nhiều người băn khoăn không biết liệu nên gửi tiết kiệm toàn bộ tiền mặt sẵn có hay mua đất rẻ từ những chủ đất “ngộp”.

Đơn cử, ngày 26.10, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) niêm yết mức lãi suất tiền gửi lên tới 9,3%/năm cho các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng tại sản phẩm tiền gửi online.

Bên cạnh đó, tất cả các kỳ hạn dưới 6 tháng đều được tăng từ mức 5%/năm lên kịch trần lãi suất mới nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 6%/năm.

Đồng thời, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, mức lãi suất áp dụng trong khoảng 8,7% – 8,95%/năm. Kỳ hạn 12 và 13 tháng lãi suất lần lượt 9,15 và 9,25%/năm.

Hay NAM A BANK với sản phẩm Happy Future, ở kỳ hạn 9 tháng, mức lãi suất ngân hàng này trả cho 3 tháng đầu ở mức 11%/năm, 6 tháng cuối có lãi suất 5,95%/năm.

Ở kỳ hạn 12 tháng, 6 tháng đầu có lãi suất 9,9%/năm, 6 tháng sau là 5,95%/năm; kỳ hạn 18 tháng thì 12 tháng đầu có lãi suất 8,9%/năm, 6 tháng sau là 5,95%/năm…

Chị Ngô Quỳnh Ân (Hà Đông, Hà Nội) cho biết hai vợ chồng đang có trong tay hơn 4 tỉ đồng và không biết phải làm gì với số tiền này.

“Nếu gửi tiết kiệm thời điểm này sẽ được hưởng lãi cao và cũng rất an toàn. Nhưng tôi nghe nói, sắp tới, nhiều chủ đất không chịu được áp lực lãi vay hoặc cần tiền kinh doanh chắc chắn sẽ phải bán rẻ. Tôi sợ gửi tiết kiệm sẽ bỏ qua cơ hội đầu tư đất với giá “hời”, chị Ân cho hay.

Liên quan đến vấn đề này, giới chuyên gia cho rằng muốn đợi mua đất “ngộp” trước hết phải hiểu rõ về nó. Bất động sản “ngộp” khi phải cắt giá khoảng 10-20%, thậm chí 30% so với giá giao dịch trung bình trong thời gian 3-6 tháng trước.

Ngày 27.10, một Ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất 10,5%/năm cho các khách hàng gửi từ 500 tỉ đồng trở lên với kỳ hạn 12 tháng và lãnh lãi cuối kỳ với điều kiện khách hàng trước khi gửi tiền cần liên hệ trước và có sự đồng ý của ngân hàng.

Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng này dành cho khách hàng gửi dưới 500 tỉ đồng chỉ là 8,1%/năm và cao nhất cho kỳ hạn từ 24-60 tháng là 8,65% cho các kỳ hạn từ 24 tháng trở lên tại sản phẩm Tiết kiệm rút gốc linh hoạt.

Riêng đối với các khoản tiền gửi online, nhà băng này áp dụng mức lãi suất cao nhất lên tới 8,95%/năm cho các kỳ hạn 24, 30, 36 và 60 tháng.

Tuy nhiên hiện nay, tình trạng “ngộp” đất buộc phải cắt lỗ chưa nhiều, đa số chỉ xảy ra cục bổ ở những khu vực ven đô, hoặc bất động sản diện tích lớn rõ tính chất đầu cơ ở ven khu công nghiệp. Còn đất dự án khó có chuyện cắt lỗ bởi những nhà đầu tư vào thị trường này đa phần có tiềm lực mạnh, đồng thời cũng là những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Do đó người mua phải tìm hiểu thật kỹ.

Ông Phương Văn Long, Tổng giám đốc GP Holding, cho biết trước khi đưa ra quyết định, nhà đầu tư nên nghiên cữu kỹ lưỡng về cơ sở hạ tầng quanh khu vực định mua để dự đoán về thanh khoản của sản phẩm trong một vài năm tới. Nếu mua bất động sản ở những vị trí không nổi trội, khả năng cao sẽ bị chôn vốn.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất 2 lần trong tháng 9 và tháng 10, với mức tăng rất lớn 1% là chuyện chưa có tiền lệ. Động thái này nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam và ổn định tỷ giá.

Trong bối cảnh nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên đến 9%, ông Hiếu cho rằng, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là kênh an toàn nhất, khả quan nhất.

Để khẳng định thêm cho nhận định này, ông Hiếu phân tích, hiện nay đầu tư vàng sẽ là kênh nguy hiểm khi giá lên xuống liên tục.

Với chứng khoán, theo ông Hiếu, thời gian này ai có “gan” lắm mới nhảy vào, bởi hiện tại không ai biết chứng khoán đã chạm đáy hay chưa. Do vậy đầu tư vào chứng khoán lúc này rất rủi ro.

Cách tốt nhất được ông Long tư vấn là chia nhỏ giỏ tiền. Sử dụng khoảng 30-40% số tiền đang có để gửi ngân hàng, số còn lại tìm kiếm đầu tư những bất động sản có vị trí tốt, ổn định về giá bán và khả năng thanh khoản. Tránh đầu tư lướt sóng và những dự án chưa đầy đủ pháp lý.

Việc chờ “bắt đáy” bất động sản thời điểm này, theo ông Long, vẫn còn sớm bởi nhà đầu tư hiện nay có tài chính khá vững chắc, chỉ có số ít nhà đầu tư theo kiểu vay vốn quá nhiều mới phải bán để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng.

Còn kênh ngoại hối, mặc dù đang tăng rất mạnh nhưng ông Hiếu cho rằng, đây không phải là kênh đầu tư đại chúng vì muốn kinh doanh ngoại hối phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

“Muốn an toàn nhất lúc này là bỏ 100% tiền vào ngân hàng, chắc chắn trong 2 năm tới sẽ không bị thất thoát”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Còn theo ông Phương Văn Long, đầu tư bất động sản lúc này vẫn tốt hơn so với gửi tiết kiệm bởi việc tăng lãi suất huy động chỉ là tạm thời, không bền vững.

Categories
NHÀ ĐẸP

Rủi ro đầu cơ căn hộ cao cấp

Nhiều nhà đầu tư đang mạo hiểm đầu cơ căn hộ cao cấp, chờ tăng giá để lướt sóng trong bối cảnh nguồn cung bất động sản khan hiếm.

Kiếm lời

Là một nhà đầu tư bất động sản, ông Trần Văn Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) đổ tiền vào đầu cơ căn hộ cao cấp. Qua tìm hiểu, ông nhận thấy nguồn cung căn hộ đang khá khan hiếm, nhưng nhu cầu mua cao. Với kinh nghiệm tại một số dự án, ông Hùng cho rằng, giá chung cư thường tăng theo thời gian, từ khi mở bán tới lúc bàn giao nhà. Nếu mua ngay ở thời điểm dự án mới triển khai, nhà đầu tư có thể kiếm lời.

Với số tiền 3 tỷ đồng, ông Hùng mua 2 căn hộ chung cư tại hai dự án khác nhau. Giá căn hộ trung bình khoảng 40 triệu đồng/m2, một căn vào khoảng trên 3 tỷ đồng. Ông tính toán sẽ đóng khoảng 40% số tiền giá trị căn hộ. Đến khi giá căn hộ tăng, ông sẽ chốt lời thu tiền về. Trường hợp không bán được với giá tốt, ông buộc phải vay ngân hàng.

Ông Hùng cho hay, mỗi căn hộ có thể kiếm lời vài trăm triệu đồng, cao hơn nhiều so với gửi ngân hàng hay chơi chứng khoán.

Đầu tư lướt sóng chung cư tại các dự án mới. (Ảnh: Duy Anh)

Chung cư là phân khúc hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư thứ cấp bởi giá trị căn hộ tăng lên theo tiến độ dự án, thanh khoản. Nhà đầu tư lướt sóng không cần bỏ quá nhiều vốn nhưng lợi nhuận thu lại rất nhanh. Ông Hùng cho hay, cách đây 5 năm, ông đã kiếm lời từ đầu cơ 2 căn hộ cao cấp tại khu vực Trung Hoà Nhân Chính. Khi mua, giá căn hộ vào khoảng 30 triệu đồng/m2, thời điểm ông chốt lời lên tới 40 triệu đồng/m2.

Bà Nguyễn Thị Lệ (Đống Đa, Hà Nội) cũng đang đầu cơ một căn hộ cao cấp tại trung tâm Hà Nội. Khi dự án chung cư cao cấp mở bán, bà Lệ tìm hiểu và xuống tiền một căn trị giá khoảng 8 tỷ đồng. Đây là dự án chung cư cao cấp, khu vực trung tâm nên lượng căn hộ ít, khả năng tăng giá rất cao. Do không đủ khả năng tài chính, bà Lệ chỉ đóng tiền theo hợp đồng khoảng 40% giá trị căn hộ.

Từ kinh nghiệm của mình, bà Lệ cho hay, nên mua sản phẩm từ những đợt mở bán đầu tiên, có nhiều ưu đãi và chiết khấu hấp dẫn. Bà Lệ hy vọng, theo tiến độ xây dựng của chủ đầu tư, giá nhà sẽ tăng. Lúc đó, lợi nhuận thu về có thể vài trăm triệu chỉ trong thời gian ngắn ngủi.

Rủi ro

Theo khảo sát, hình thức đầu tư căn hộ vẫn thu hút nhiều khách hàng. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận như trước không còn dễ. Giá chung cư cao và ngân hàng siết chặt tín dụng khiến nhiều nhà đầu tư có nguy cơ đọng vốn rất cao. Thống kê từ một công ty bất động sản tại TP.HCM cho thấy 90% những người đầu tư vào chung cư trong 1-2 năm vừa rồi đến thời điểm này bán ra đều lỗ.

Ông Nguyễn Xuân Thành, nhân viên kinh doanh bất động sản, cho hay, bán căn hộ tại quận trung tâm từ 70-80 triệu đồng/m2 rất khó thanh khoản, mà có thanh khoản được thì khó có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao.

Các trường hợp vay 70-80% giá trị căn hộ sẽ gặp nhiều áp lực hơn khi lãi suất được thả nổi sau khi hết hạn ưu đãi. Thị trường thứ cấp nhà đầu tư mua đi bán lại đang đối mặt với nhiều khó khăn, đầu cơ có thể mắc kẹt hàng tỷ đồng nếu không kịp thoát hàng.

Trên thị trường đang xuất hiện khá nhiều trường hợp người mua nhà chỉ ôm trong khoảng 1 năm đến 18 tháng, sau đó lại âm thầm xả hàng ra, chấp nhận bán bằng giá thời điểm mua vào. Nếu tính cả thuế, phí, họ phải chịu lỗ ít nhất 7-8%. Thậm chí, có nhóm khách hàng F0 chấp nhận bán lỗ nhiều hơn 10% vì gánh nặng tài chính.

Bà Đỗ Thị Thảo (một nhà đầu tư) đang rao bán 2 căn hộ tại một dự án chung cư cao cấp khu vực Mỹ Đình vì áp lực trả lãi vay ngân hàng. Việc chỉ cần thanh toán trước 15-20% giá trị căn hộ, lại được ân hạn lãi gốc đến khi nhận nhà tạo cảm giác khá nhẹ nhàng, nhưng khi hết thời gian ưu đãi cũng là lúc sức ép trả nợ xuất hiện.

“Tôi rao bán hơn 3 tháng nay vẫn chưa chốt được khách dù bán cắt lỗ”, bà Thảo nói. Lãi suất ngân hàng đang điều chỉnh tăng khiến bà Thảo phải bán nhanh, cơ cấu lại dòng tiền đầu tư. Trường hợp không bán được, bà Thảo tính đến giải pháp cho thuê để tạo nguồn thu.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, chuyên gia tài chính, cho rằng, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn khó khăn do cả yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, các nhà đầu tư cần thường xuyên đánh giá lại giá trị danh mục bất động sản mà mình đang nắm giữ để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Trường hợp nhà đầu tư muốn bán lại để thu về lợi nhuận nhanh thì nên cân nhắc đến khả năng tìm ra người mua lại tài sản của mình, vì giai đoạn hiện tại, việc giao dịch có thể sẽ không nhanh như trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhà đầu tư cần tính toán kỹ khi sử dụng đòn bẩy tài chính, tránh lặp lại tình trạng ‘chết trên đống tài sản’ như từng xảy ra trong quá khứ.

Categories
NHÀ ĐẸP

Sốt đất đẩy giá, người Việt phải lao động mất 120 năm mới mua được nhà?

Theo GS. Đặng Hùng Võ, trong cơn sốt đất hiện nay, nhiều người đã tính sơ bộ tỷ số giữa giá nhà ở trung bình trên tiền lương trung bình theo năm là 30, vậy phải lao động 120 năm mới mua được nhà.

Thu nhập 20 triệu đồng/tháng nhưng vẫn khó mua được nhà

Giá nhà, đất ở tăng cao so với thu nhập của người dân là điều mà ai cũng có thể nhận ra. Với những người trẻ với thu nhập trên dưới 10 triệu đồng, giấc mơ an cư sẽ rất khó để thực hiện.

Chị Nguyễn Thu Trang, đang sinh sống tại Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ, vợ chồng chị đều đang làm công việc văn phòng, mức thu nhập cũng chỉ vỏn vẹn 20 triệu đồng/tháng. Số tiền này còn phải lo chi phí sinh hoạt hàng ngày, thuê nhà, nuôi con nhỏ…

“Tôi đang thuê một căn chung cư nhỏ có 2 phòng ngủ, một phòng hai vợ chồng ở, phòng còn lại là mẹ chồng tôi từ quê ra để trông nom con nhỏ giúp, giá thuê là 4,7 triệu đồng/tháng. Chi phí sinh hoạt hàng ngày dù đã rất tiết kiệm nhưng mỗi tháng vẫn hết hơn 5 triệu đồng. Những khoản tiền trên đều là cố định, chưa kể tháng nào có hiếu hỷ sẽ tốn thêm”, chị Trang liệt kê.

Cũng theo chị Trang, dù đã cố gắng tiết kiệm nhưng sau 5 năm kết hôn, gia đình chị chỉ dư ra khoảng 400 triệu đồng. Có tiền ít ỏi này trong tay, vợ chồng chị liều đi tìm chung cư ở xa trung tâm. Tuy nhiên, giá nhà đất, chung cư tăng cao khiến những cố gắng, ý chí của chị bị đổ sụp.

“Dù nhà ở vùng ven hiện nay cũng có giá trên từ 1,4 tỷ đến 1,7 tỷ đồng, số tiền này là quá lớn so với gia đình tôi”, chị Trang tâm sự.

Nguồn cung căn hộ chung cư có giá dưới 2 tỷ đồng đang vắng bóng tại thị trường 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM (Ảnh minh họa: Hà Phong).

Tình cảnh tương tự cũng xảy ra với gia đình anh Nguyễn Hữu Tuấn (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Theo anh Tuấn, với mức thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng của vợ chồng anh, sau 5 năm, gia đình anh tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng. Tuy nhiên, giá chung cư ở quanh khu vực này thấp nhất cũng khoảng trên 22 triệu đồng/m2, đồng nghĩa nếu muốn sở hữu căn hộ khoảng 70m2, người mua cũng phải chi trả trên 1,5 tỷ đồng.

“Vợ chồng tôi đang sống ở ven Hà Nội nên chi phí sinh hoạt cũng đỡ nặng. Tuy nhiên, để mua được nhà chúng tôi phải vay thêm gần 1 tỷ đồng. Với số tiền lãi vài ba năm đầu còn được ưu đãi thì chưa vất vả nhưng khi lãi thả nổi sẽ càng trở thành gánh nặng. Trong khi đó, nếu mua nhà ngay thời điểm này lại còn tiền làm nội thất đến hàng trăm triệu đồng. Việc sở hữu nhà ngày càng xa với chúng tôi”, anh Tuấn nhẩm tính.

Sau sốt đất, phải lao động 120 năm mới mua được nhà

Phân tích về tình trạng sốt đất ở Việt Nam tại một diễn đàn mới diễn ra, GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – cho biết, chu kỳ sốt đất tại Việt Nam là có thật. Sau mỗi lần sốt thì giá được tăng cao nhưng chưa bao giờ có hiện tượng vỡ “bong bóng” bất động sản.

Theo ông Võ, lần sốt đất tiếp theo sẽ làm giá tăng cao hơn và cùng lắm là thị trường đóng băng. Tình trạng này dẫn đến hệ lụy là nhóm những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp ngày càng khó khăn trong tìm mua nhà ở bằng đồng lương của mình.

Sau mỗi cơn “sốt đất”, giá nhà lại xa tầm tay người lao động (Ảnh minh họa: Hà Phong).

Vị chuyên gia này chỉ ra, một chỉ số rất quan trọng của thị trường bất động sản là tỷ số giữa giá nhà ở trung bình trên tiền lương trung bình theo năm.

Cụ thể, tại các nước châu Âu, tỷ số này là từ 2 tới 4. Giả sử, mỗi lao động có thể tiết kiệm được 25% tiền lương, có nghĩa là sau 4 năm sẽ tiết kiệm được 1 năm lương. Vậy tỷ số nói trên là 2 thì sau 8 năm làm việc, người lao động có thể mua được nhà. Nếu tỷ số là 4 thì sau 16 năm lao động họ sẽ mua được nhà. Tại Thái Lan, tỷ số này là 7, tức là sau 28 năm làm việc sẽ mua được nhà.

Tại Việt Nam, trong cơn sốt giá 2007-2008, tỷ số này là 25, tức là phải lao động 100 năm mới mua được nhà. Trong cơn sốt đất hiện nay, nhiều người đã tính sơ bộ tỷ số này là 30, vậy phải lao động 120 năm mới mua được nhà. Trong khi đó, một nhóm nhỏ thì giàu lên khá nhanh từ kinh doanh nhà ở.

Tại báo cáo thị trường bất động sản TPHCM 9 tháng đầu năm nay, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu giảm tốc, chậm lại và trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và khu vực.

Mặc dù vậy, theo HoREA, do tình trạng giá nhà tăng liên tục trong 5 năm gần đây, khiến giá nhà bình dân đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, nếu so sánh với giá nhà tại các nước công nghiệp phát triển thì cao gấp 6-7 lần mức thu nhập.

HoREA chỉ ra, giá nhà bình dân đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, khiến người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội sở hữu nhà ở.

Do vậy, theo HoREA, người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội sở hữu nhà ở. Minh chứng là từ năm 2019 đến nay xuất hiện dự án và căn hộ siêu sang với giá rao bán lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m2, thậm chí 1 tỷ đồng/m2.

Categories
NHÀ ĐẸP

Thanh khoản đóng băng, nhà đầu tư bất động sản tìm cách ‘tháo chạy’

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn khi tín dụng kiểm soát, thanh khoản kém, lãi suất tăng… Nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính đang phải tìm cách bán cắt lỗ để bảo toàn vốn.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Đức Toản – Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển bất động sản – cho hay: Lãi suất tăng cao, siết tín dụng với bất động sản, trong khi bất động sản có giá trị lớn đa phần cần dùng đòn bẩy tài chính ngân hàng. Khi dòng tiền bị thu hẹp, thanh khoản lập tức giảm, giá giảm và sản phẩm mới ra thị trường cũng giảm.

“Thị trường sắp tới có hiện tượng không có sản phẩm, không có giao dịch nhưng giá rất cao”, ông Toản nói.

Theo ông Toản, nhà đầu tư có giai đoạn đầu tư theo phong trào, dùng đòn bẩy tài chính nhiều. “Giai đoạn này chưa có nhưng đã có nhiều dấu hiệu nhà đầu tư phải cắt lỗ. Trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư phải cắt lỗ khi không chịu được áp lực. Với tình hình thị trường như hiện nay, phải sang năm 2024, thị trường bất động sản mới có khả năng bình ổn lại được”, ông Toản nhận định.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện nay, tuy thị trường bất động sản đã có dấu hiệu “giảm tốc”, chậm lại, trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và tùy theo khu vực, nhưng giá nhà đất vẫn giữ mức cao.

Chủ tịch HoREA cho rằng, doanh nghiệp và cả nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm (trước Tết Qúy Mão), nhưng do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn (thường chiếm đến 50-70%) nên sức chịu đựng có hạn, đến một thời điểm không chịu đựng nổi thì có thể phải “xả hàng”, thậm chí chấp nhận bán cắt lỗ để bảo tồn phần vốn còn lại.

Báo cáo quý III của Bộ Xây dựng cho thấy, các nguồn vốn bao gồm nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu dành cho lĩnh vực bất động sản đều gặp khó khăn và giảm mạnh so với các quý trước. Giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý III có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 2-3% so với quý trước.

Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm nhiều trong quý như: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP HCM); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu); quận Sơn Trà, Liên Chiểu (Đà Nẵng); TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Categories
NHÀ ĐẸP

Tôi vô cùng “ân hận” vì dồn hết tiền tích góp để xây nhà trên đất của bố mẹ chồng

“Tôi có thâm niên sống cùng mẹ chồng 13 năm, nhiều cay đắng đã trải qua, cuộc sống làm dâu của tôi còn kịch tính, hấp dẫn hơn phim nhiều” – chị Phượng chia sẻ.

Dưới đây là câu chuyện của chị Phượng và tình cảnh éo le của gia đình chị trong 13 năm sống cùng mẹ chồng:

“Vợ chồng tôi có ba con nhỏ, hai gái và một trai. Tôi kể ra đây để trải lòng, không phải nói xấu mẹ chồng, chỉ nói đúng những gì mình đang phải chịu đựng. Mẹ chồng tôi 70 tuổi, trước đây bà làm công nhân may, giờ nghỉ hưu và có lương hưu. Khi tôi về sống tại gia đình chồng, bố chồng bất đồng quan điểm với mẹ chồng nên ông bà từ lâu gần như ly thân. Ông ở cùng gia đình chị chồng, chị là mẹ đơn thân. Còn bà sống cùng vợ chồng tôi. Chuyện là bà hay khẩu nghiệp, không giữ mồm miệng, hay chửi bới con cháu. Các cháu ngoại cũng xa lánh bà, không muốn gần gũi, cứ gặp là bà lại chửi nên chúng ít vào nhà tôi.

Con gái lớn nhất của tôi 12 tuổi, đang ở tuổi dậy thì nên hay nghĩ ngợi. Hồi bé cháu rất vui vẻ, hoạt bát, tham gia nhiều đội múa hát tuổi mầm non. Khi vào học lớp một, cháu bị bà chửi nhiều nên sợ, có kể lại các câu bà chửi cho bố mẹ nghe. Vợ chồng tôi góp ý nhưng bà lồng lộn lên, xuống nhà túm cổ cháu và bảo: “Mày bé mà ăn nói điêu, đặt điều cho tao, tao nói thế bao giờ”. Cháu sợ quá vừa khóc vừa bảo: “Vâng, bà không nói”. Mẹ chồng bảo chúng mày nghe thấy chưa. Vợ chồng tôi gỡ tay bà khỏi con bé và nói: “Mẹ làm như vậy thì bố mẹ nó còn sợ chứ nói gì cháu nó còn bé”.

Từ đó con tôi đi học về là bà lại chửi khiến cháu sợ. Các lần sau cháu toàn lân la sang hàng xóm, nghe thấy tiếng xe máy mẹ đi làm về mới dám xách cặp về nhà. Từ đó con bé trầm tính hẳn, ít nói, mặt mũi buồn phiền.

Mới đây lại xảy ra việc bà cầm dao dọa các cháu, con về mách bố mẹ. Khi chúng tôi nói chuyện, bà không thừa nhận và cứ gặp cháu lớn là lại gọi: “Con Điêu Thuyền, điêu hớt” khiến cháu sợ hãi và lo nghĩ. Tôi nhiều lần tâm sự và bảo cháu nghĩ đến những chuyện mới mẻ, vui vẻ, nhưng bà lặp lại nhiều lần khiến cháu ảnh hưởng tâm lý. Đây chỉ là một ví dụ thôi, còn trong cuộc sống rất nhiều chuyện mệt mỏi mà bà luôn lu loa, chửi bới rất thậm tệ. Tôi khuyên bà nên nhẹ nhàng với các cháu, bà bảo: “Đây từ xưa cua cáy, mắm tôm thối nó quen rồi, không nhẹ nhàng được”. Nhiều lần bà tức tôi, đi làm về tôi chào mà bà ngoảnh đi rồi lấy chổi hắt ra sân. Lúc đó tôi cũng chỉ ấm ức, khóc với chồng.

Tôi hiểu từ bé chồng phải sống trong đòn roi nhiều nên anh cũng có tính nhu nhược, thương vợ con mà không làm thay đổi được tính bà. Nhiều khi anh góp ý nhẹ nhàng có, căng thẳng có nhưng chốt lại sau các vụ nói chuyện là mẹ chồng kết luận: “Mày nói thêm, tao đánh chết bây giờ”. Đến nay anh vẫn còn vết sẹo ở chân do lúc bé bị bà đánh bằng chổi quét sân, nhiễm trùng rồi phải mổ. Sống một thời gian, tôi được biết bà rất nóng tính, cục súc, khi chửi nhau với ai sẵn sàng này nọ và dùng các từ ngữ bậy bạ nhất. Bà mâu thuẫn với rất nhiều hàng xóm, nhưng khi có người giảng hòa thì nhất quyết bà cãi và không bao giờ nhận lỗi hay những lời đã nói, đã chửi. Lâu dần họ xa lánh bà.

Thời gian sau vợ chồng tôi đề nghị bố chồng và chị chồng xem có thể đưa bà ra đó ở không, vì ở nhà luôn luôn căng thẳng bởi sự chửi bới của bà đối với con cháu. Bố và chị chồng không đồng ý vì không chịu được tính bà. Nói thêm là chúng tôi sống ở vùng ven, còn chị chồng sống trong thành phố. Khi quá sức chịu đựng, tôi tìm nhà thuê. Chúng tôi ở thuê cách nhà mẹ chồng khoảng 100m, khi đó bà cũng thay đổi tính nết hơn. Chúng tôi thỉnh thoảng vào ăn cơm và thăm nom bà nên cũng cảm thấy thoải mái. Thời gian ở thuê vợ chồng con cái tôi rất vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. Tôi cũng tính cố gắng chắt bóp mua căn chung cư ở cho tiện.

Gần hai năm sau, bà phát bệnh tiểu đường, hay mệt mỏi, có hôm 4h sáng gọi vợ chồng tôi vào chăm vì ốm nặng. Sau vụ đó cả gia đình bên nội, bên ngoại cũng như xóm làng khuyên chúng tôi nên về ở cùng vì bà có mình chồng tôi là con trai, nếu có vấn đề gì thì chúng tôi lại ân hận cả đời. Thêm nữa, từ lúc chúng tôi chuyển ra ngoài bà cũng nghĩ lại, nền tính hơn. Tôi nghĩ cũng thương mẹ chồng, lại muốn mình sống tử tế với mẹ chồng để làm gương dạy bảo con cái, vì vậy tôi đồng ý quay về.

Thời gian đầu về ở cùng bà cũng nền tính hơn, số tiền chúng tôi tích góp rồi bàn bạc với gia đình phá nhà cũ đi, xây nhà mới để ở vì nhà đã xuống cấp nhiều. Sau bao cố gắng, vợ chồng cũng xây được căn nhà mới để ở. Tuy nhiên điều tôi lo ngại đã xảy ra: Tính nết mẹ chồng quay về như xưa, càng ngày càng quá quắt, con cái tôi đều sợ bà, cũng ảnh hưởng tính nết vì những câu chửi của bà. Đứa lớn nhất và đứa bé nhất không vui vẻ, không hoạt bát, luôn lo lắng sợ hãi. Đứa thứ hai lại học cái nết nói năng của bà nên hay cãi lại bà.

Với tôi, bà luôn soi mói, chấp nhặt, bị bà xúc phạm nên giờ tôi cũng chán nản. Tôi bắt buộc phải thay đổi để cứng rắn đáp trả lại bà, do vậy không khí gia đình luôn căng thẳng, mệt mỏi. Chúng tôi nhờ bố chồng và chị chồng khuyên bảo bà nhưng bố chồng từ lâu không ở cùng bà, chỉ dịp giỗ, tết ông với chị chồng mới về nhà một ngày rồi lại đi. Ông bảo tính bà từ xưa đến nay thế rồi, không thay đổi được, ông chán nên không thể ở cùng, cũng không khuyên được.

Tôi ân hận khi đã dồn hết số tiền tích góp để xây nhà trên mảnh đất của bố mẹ chồng. Giờ muốn mua ở ngoài cũng không còn khả năng. Chúng tôi mới mất tiền xây nhà, giờ đi thuê lại tốn kém, chuyển đi chuyển lại chỗ ở với ba đứa con cũng mệt mỏi, chật vật. Giá như ngày trước tôi cố mua căn chung cư gần nhà mẹ chồng, không về ở cùng mẹ chồng thì tốt biết mấy. Nếu không yên tâm khi bà sống một mình thì có thể lắp camera để tiện theo dõi, chăm sóc khi bà có vấn đề về sức khỏe. Khi viết ra những dòng này, tôi thấy rất bế tắc, cứ mãi vậy tôi sẽ stress nặng, con cái bị ảnh hưởng tâm lý. Phải làm sao để cải thiện cuộc sống hiện tại, rất mong nhận được lời khuyên của các bạn.”

Categories
NHÀ ĐẸP

Mẹ đảm Bình Dương tái chế đồ cũ làm ‘vườn mái tôn’ trồng rau quả chẳng thiếu thứ gì, rau sạch bốn mùa ăn hoài không hết

Mᴜốп ɡɪɑ ᴆɪ̀пһ ᴄó тһựᴄ ρһẩᴍ ѕạᴄһ ᴆể ѕử Ԁụпɡ, ᴄһị Ⅼᴏɑп ᴄùпɡ ᴄһồпɡ ɡɪɑ ᴄố ʟạɪ ᴍáɪ тôп, тậп Ԁụпɡ пһữпɡ ᴍóп ᴆồ ᴄũ Ьỏ ᴆɪ пһư тһùпɡ хốρ, ᴄһɑɪ пһựɑ ᴆể ʟàᴍ ᴠườп тгồпɡ ᴄáᴄ ʟᴏạɪ гɑᴜ ᴠà Ԁưɑ.

Сһị ɴɡᴜʏễп Тһị Kɪᴍ Ⅼᴏɑп (Ѕɴ 1980, ở Bɪ̀пһ Dươпɡ) Ьắт ᴆầᴜ ʟàᴍ ᴠườп, тгồпɡ гɑᴜ тгáɪ тгêп ᴍáɪ тôп тừ ᴆầᴜ пăᴍ 2019. Bɑп ᴆầᴜ, ᴄһị ᴄһɪ̉ тгồпɡ тһử пɡһɪệᴍ ᴋһᴏảпɡ 20ᴍ2 ᴆể ɡɪảɪ тỏɑ áρ ʟựᴄ ѕɑᴜ ѕɪпһ ᴄũпɡ пһư ᴄó тһêᴍ пɡᴜồп тһựᴄ ρһẩᴍ ѕạᴄһ, ᴆảᴍ Ьảᴏ ɑп тᴏàп ᴄһᴏ ѕứᴄ ᴋһỏᴇ ᴄủɑ ɡɪɑ ᴆɪ̀пһ. ɴһưпɡ ᴄàпɡ тгồпɡ ᴄàпɡ һɑᴍ, ᴄһị Ⅼᴏɑп զᴜʏếт ᴆịпһ ᴍở гộпɡ Ԁɪệп тɪ́ᴄһ ᴠườп, Ьàп Ьạᴄ ᴠớɪ ᴄһồпɡ Ьê ᴄһậᴜ ʟêп ᴍáɪ тôп ᴆể ᴄâʏ ᴆóп ᴆượᴄ пһɪềᴜ пắпɡ.

𝖵ɪ̀ ρһầп ᴍáɪ ᴋһá тạᴍ Ьợ, ᴋһôпɡ ᴋɪêп ᴄố пêп ɡɪɑ ᴄһủ ρһảɪ ʟᴇᴏ гɑ ʟɑп ᴄɑп ᴄɑᴏ һơп 1ᴍ ᴍỗɪ ᴋһɪ ʟàᴍ ᴠườп. Сòп ᴋһɪ ᴠậп ᴄһᴜʏểп ᴆấт, ᴄһị ᴄũпɡ ρһảɪ ᴆɪ զᴜɑ Ьếρ, ρһòпɡ ᴋһáᴄһ гồɪ тгèᴏ զᴜɑ ρһòпɡ һọᴄ ᴄủɑ ᴄᴏп тгɑɪ ʟớп ᴍớɪ ᴆưɑ ᴆượᴄ ᴆấт гɑ ᴍáɪ тôп.

Тһươпɡ ᴠợ ᴠấт ᴠả, ᴄһồпɡ ᴄһị Ⅼᴏɑп ᴄòп тһɪếт ᴋế ᴍộт ᴄáпһ ᴄửɑ пһỏ, ᴆủ ᴆể ᴄһᴜɪ ᴠàᴏ ᴠà ʟᴇᴏ гɑ ở ʟɑп ᴄɑп. “Kɪếп тһɑ ʟâᴜ ᴄũпɡ ᴆầʏ тổ”, пɡườɪ ρһụ пữ Bɪ̀пһ Dươпɡ ᴄứ ᴍɪệт ᴍàɪ ᴠáᴄ ᴆấт ᴍỗɪ пɡàʏ ᴍộт ɪ́т, Ԁầп Ԁầп ᴆã ᴄó ᴆủ ɡɪá тһể ᴆể тгồпɡ гɑᴜ.

𝖵ụ ᴆầᴜ тɪêп, гɑᴜ тгᴏпɡ ᴠườп ᴍọᴄ ʟêп хɑпһ тốт. Ѕɑпɡ ᴍùɑ тɪếρ тһᴇᴏ, ɡɪɑ ᴄһủ ᴄһưɑ ᴄó ᴋɪпһ пɡһɪệᴍ хử ʟý ᴆấт ѕɑᴜ тһᴜ һᴏạᴄһ пêп ᴄâʏ ᴄằп ᴄỗɪ, Ьị ѕâᴜ гầʏ тấп ᴄôпɡ,… Kһôпɡ пảп ᴄһɪ́, ᴄһủ пһâп ᴋһᴜ ᴠườп тһɑᴍ ɡɪɑ ᴠàᴏ ᴄáᴄ һộɪ пһóᴍ тгồпɡ ᴄâʏ тгêп ᴍạпɡ, һọᴄ һỏɪ ᴋɪпһ пɡһɪệᴍ ᴄủɑ пһữпɡ пɡườɪ ᴄó ᴄùпɡ ᴆɑᴍ ᴍê. Kһɪ “Ԁắт тúɪ” ᴆượᴄ ᴄһúт ᴋɪếп тһứᴄ, ᴄһị áρ Ԁụпɡ ᴠàᴏ тһựᴄ тế ᴠà тừпɡ Ьướᴄ тгồпɡ тгọт тһàпһ ᴄôпɡ.

Тᴜʏ пһɪêп, ᴋһó ᴋһăп ᴄһưɑ Ԁừпɡ ʟạɪ ở ᴆó. Mỗɪ ʟầп ᴠậп ᴄһᴜʏểп ᴠà тгộп ᴆấт ρһơɪ ɡɪữɑ ᴄáᴄ ᴠụ, ɡɪɑ ᴄһủ ʟạɪ “ᴆứпɡ пɡồɪ ᴋһôпɡ ʏêп” ᴠɪ̀ ᴍáɪ тôп ᴋһá ʏếᴜ, ᴋһôпɡ ᴄһịᴜ ᴆượᴄ тảɪ тгọпɡ ʟớп. Сһồпɡ ᴄһị Ⅼᴏɑп ρһảɪ ᴍᴜɑ тһêᴍ ѕắт ᴠề ɡɪɑ ᴄố, ʟàᴍ ᴋһᴜпɡ ᴄһốпɡ ᴆỡ ᴄһᴏ ᴍáɪ ᴄһắᴄ ᴄһắп ᴠà ᴄứпɡ ᴄáρ һơп. ᙭ᴜпɡ զᴜɑпһ ᴍáɪ ᴄũпɡ ᴆượᴄ тһɪếт ᴋế һàпɡ гàᴏ ᴄһᴇ ᴄһắп ᴆể ᴆảᴍ Ьảᴏ ɑп тᴏàп ᴍỗɪ ᴋһɪ ɡɪɑ ᴄһủ гɑ ᴠườп ᴄһăᴍ ѕóᴄ ᴄâʏ ᴄốɪ, тһᴜ һᴏạᴄһ гɑᴜ һɑʏ тɪếρ ᴆóп Ьạп Ьè тớɪ ᴄһơɪ, ᴄһụρ һɪ̀пһ.

Kһᴜ ᴠườп “тгêп ᴄɑᴏ” ᴆượᴄ ɡһéρ тừ ᴍáɪ тôп ᴄủɑ пһà ᴄһị Ⅼᴏɑп ᴠớɪ ᴍáɪ пһà һàпɡ хóᴍ, ᴄó тổпɡ Ԁɪệп тɪ́ᴄһ ᴋһᴏảпɡ 40ᴍ2. 𝖦ɪɑ ᴄһủ ưᴜ тɪêп тгồпɡ гɑᴜ тһᴇᴏ ᴍùɑ, ᴆặᴄ Ьɪệт ʟà пһữпɡ ɡɪốпɡ гɑᴜ ᴍà ᴄáᴄ тһàпһ ᴠɪêп тгᴏпɡ ɡɪɑ ᴆɪ̀пһ ʏêᴜ тһɪ́ᴄһ.

Тгᴏпɡ ᴠườп һɪệп ᴄó пһɪềᴜ ʟᴏạɪ гɑᴜ тгáɪ. Rɪêпɡ хà ʟáᴄһ, ᴍướρ, Ьɪ́ ᴆỏ, Ьɪ́ ᴆɑᴏ тгồпɡ ᴆượᴄ զᴜɑпһ пăᴍ ᴄòп ᴄà ᴄһᴜɑ, Ьầᴜ ᴠà Ьắρ ᴄảɪ тһɪ̀ ρһảɪ ᴆếп ᴍùɑ тһᴜ (ᴋһᴏảпɡ тһáпɡ 9) ᴍớɪ ᴠàᴏ ᴠụ ươᴍ тгồпɡ.

Сһủ пһâп ᴋһᴜ ᴠườп ᴄũпɡ тгồпɡ хᴇп ᴋẽ ᴄáᴄ ʟᴏạɪ гɑᴜ ăп ʟá пһư гɑᴜ ᴍᴜốпɡ, гɑᴜ ᴄảɪ, гɑᴜ Ԁềп,… ᴆể Ьữɑ ăп ᴄủɑ ɡɪɑ ᴆɪ̀пһ ᴆượᴄ ᴄảɪ тһɪệп ᴆɑ Ԁạпɡ һơп.

Тгêп ᴍáɪ тôп ᴆóп ᴆượᴄ пһɪềᴜ пắпɡ, ᴄһị Ьố тгɪ́ тгồпɡ Ԁưɑ Ьở, ᴄó тһêᴍ тгáɪ ᴄâʏ ѕạᴄһ ᴄһᴏ ᴄả пһà тһưởпɡ тһứᴄ.

ɴһà ở һướпɡ Ðôпɡ пêп ɡɪɑ ᴄһủ ᴄһừɑ гɑ 2.5ᴍ ᴆể ʟàᴍ ɡɪàп ᴄɑᴏ һơп, тгồпɡ ᴄáᴄ ᴄâʏ тһâп ʟᴇᴏ пһư Ьầᴜ, Ьɪ́, ᴍướρ, ᴠừɑ ᴄó ᴆɑ Ԁạпɡ гɑᴜ тгáɪ, ᴠừɑ ᴄһᴇ пắпɡ, ɡɪảᴍ пһɪệт ᴄһᴏ ᴠườп ᴠà ᴍáɪ тôп.

Kһôпɡ ɡɪɑп ρһɪ́ɑ Ьêп ρһảɪ ᴆượᴄ Ԁàпһ ᴆể тгồпɡ ɡɪàп пһᴏ. ɴửɑ ᴍáɪ ᴄòп ʟạɪ, ᴄһị Ⅼᴏɑп тгồпɡ ᴄáᴄ ʟᴏạɪ ớт, ᴄà ᴄһᴜɑ ᴠà Ьắρ ᴄảɪ. Рһɪ́ɑ ѕáт тườпɡ гàᴏ тһéρ ᴆượᴄ тậп Ԁụпɡ ᴆể Ьố тгɪ́ ᴄáᴄ ᴄһậᴜ тгᴇᴏ.

Ðể тɪếт ᴋɪệᴍ ᴄһɪ ρһɪ́ ᴠà ᴄó пһɪềᴜ гɑᴜ тгáɪ ѕử Ԁụпɡ, пɡườɪ ρһụ пữ ᴆảᴍ ᴆɑпɡ ᴄòп тáɪ ᴄһế ᴄһɑɪ пướᴄ ѕᴜốɪ 5 ʟɪ́т ᴆể тгồпɡ гɑᴜ ᴄảɪ, Ԁùпɡ тһùпɡ хốρ тᴏ, ᴄһậᴜ пһựɑ ᴠà тһùпɡ ѕơп тгồпɡ Ьầᴜ, Ьɪ́, ᴄáᴄ ʟᴏạɪ Ԁưɑ тһᴇᴏ ρһươпɡ ρһáρ Ьáп тһủʏ ᴄɑпһ.

Ѕɑᴜ 2 пăᴍ ʟàᴍ ᴠườп тгêп ᴍáɪ тôп, ᴄһị Ⅼᴏɑп ᴋһôпɡ ᴄһɪ̉ ᴄó пɡᴜồп гɑᴜ тгáɪ ѕạᴄһ ρһụᴄ ᴠụ ɡɪɑ ᴆɪ̀пһ ᴍà ᴄòп “Ьỏ тúɪ” ᴆượᴄ пһɪềᴜ ᴋɪếп тһứᴄ, ᴋɪпһ пɡһɪệᴍ тгồпɡ тгọт զᴜý ɡɪá.

Сһị ᴄһᴏ Ьɪếт, ᴠề ᴋỹ тһᴜậт, ᴋһâᴜ ủ, тгộп ᴆấт гấт զᴜɑп тгọпɡ. Ѕɑᴜ ᴍỗɪ ᴠụ тһᴜ һᴏạᴄһ, ᴄầп хử ʟý ρһơɪ ᴆấт ᴠà ᴆể ᴆấт пɡһɪ̉. Ðồпɡ тһờɪ ʟᴜâп ρһɪêп тһɑʏ ᴆổɪ ɡɪữɑ ᴆấт тгồпɡ ᴄâʏ ăп ʟá ѕɑпɡ тгồпɡ ᴄâʏ тгáɪ ᴠà пɡượᴄ ʟạɪ.

“Рһòпɡ Ьệпһ ᴄòп һơп ᴄһữɑ Ьệпһ пêп ᴄһú ý ρһòпɡ Ьệпһ ᴄһᴏ ᴄâʏ пɡɑʏ тừ ᴋһɪ ᴍớɪ тгồпɡ. Mɪ̀пһ пɡһɪêп ᴄứᴜ ᴠà тự ʟàᴍ ᴄáᴄ ʟᴏạɪ ᴇпzʏᴍ Ԁứɑ, Ьồ һòп, пɡâᴍ тһᴜốᴄ ʟàᴏ ᴆể ρһòпɡ ᴠà тгị Ьệпһ ᴄһᴏ ᴄâʏ. 𝖵ề ρһâп Ьóп, ᴍɪ̀пһ ᴄũпɡ ủ ρһâп һữᴜ ᴄơ тừ ρһâп ᴄá, Ԁịᴄһ ᴄһᴜốɪ, тгứпɡ ѕữɑ ᴠà ủ гáᴄ пһà Ьếρ ᴆể Ьổ ѕᴜпɡ Ԁɪпһ Ԁưỡпɡ ɡɪúρ ᴄâʏ ρһáт тгɪểп ᴋһỏᴇ ᴍạпһ һơп. Ðặᴄ Ьɪệт, пêп тгồпɡ ᴄâʏ ᴆúпɡ ᴍùɑ ᴆúпɡ ᴠụ, Ьóп Ԁɪпһ Ԁưỡпɡ тһɪ́ᴄһ һợρ тһᴇᴏ ᴆặᴄ тɪ́пһ ᴠà ɡɪɑɪ ᴆᴏạп ᴄủɑ тừпɡ ᴄâʏ”, ᴄһủ пһâп ᴋһᴜ ᴠườп ᴄһɪɑ ѕẻ.

Mỗɪ пɡàʏ, ᴄһị Ⅼᴏɑп тгɑпһ тһủ Ԁậʏ ѕớᴍ, Ԁàпһ 1-2 тɪếпɡ ᴆồпɡ һồ ᴆể ᴄһăᴍ ᴠườп. 𝖵àᴏ ᴍùɑ пắпɡ, ᴄһị ᴄһú ý тướɪ тһêᴍ пướᴄ ᴄһᴏ ᴄâʏ ᴄầп ᴆộ ẩᴍ ᴄɑᴏ. Тһờɪ ᴆɪểᴍ ᴠườп пһɪềᴜ ᴠɪệᴄ, ᴄһị Ԁàпһ ᴄả ᴄһɪềᴜ һᴏặᴄ тốɪ ᴆể Ьắт ѕâᴜ, ốᴄ ѕêп, хịт тһᴜốᴄ ᴠà ươᴍ ᴄâʏ.

Тгồпɡ тгọт тгêп ᴍáɪ тôп тᴜʏ ᴠấт ᴠả пһưпɡ ᴄһị Ⅼᴏɑп ᴠẫп ᴋɪêп тгɪ̀, тɪ̉ ᴍɪ̉ ᴄһăᴍ ѕóᴄ “пһữпɡ ᴆứɑ ᴄᴏп тɪпһ тһầп”. ɴһờ тһế ᴍà ᴠườп гɑᴜ тгáɪ ᴄủɑ ᴄһị ʟᴜôп хɑпһ тốт, ᴄһᴏ тһᴜ һᴏạᴄһ тһườпɡ хᴜʏêп, ɡɪúρ ɡɪɑ ᴆɪ̀пһ ᴄó тһựᴄ ρһẩᴍ ѕạᴄһ ᴆể ᴄảɪ тһɪệп Ьữɑ ăп һàпɡ пɡàʏ, пһấт ʟà тгᴏпɡ ᴍùɑ Ԁịᴄһ.

𝖦ầп 3 пăᴍ ѕử Ԁụпɡ гɑᴜ тгáɪ ѕạᴄһ тгồпɡ тạɪ пһà, ᴄһị Ⅼᴏɑп ᴋһôпɡ ᴄһɪ̉ тɪếт ᴋɪệᴍ ᴆượᴄ ᴋһᴏảп ᴄһɪ ρһɪ́ пһỏ ᴄһᴏ ᴠɪệᴄ ᴆɪ ᴄһợ ᴍà ᴄòп ᴄáᴄ тһàпһ ᴠɪêп тгᴏпɡ ɡɪɑ ᴆɪ̀пһ ᴄũпɡ ɪ́т ᴆɑᴜ ốᴍ ᴠặт, ᴄảᴍ тһấʏ ѕứᴄ ᴋһỏᴇ ᴆượᴄ ᴄảɪ тһɪệп тɪ́ᴄһ ᴄựᴄ һơп. Kһᴜ ᴠườп тгêп ᴍáɪ тôп ᴄũпɡ тгở тһàпһ ɡóᴄ тһư ɡɪãп ᴍỗɪ пɡàʏ, ɡɪúρ ᴄһị ᴠậп ᴆộпɡ, тăпɡ ᴄườпɡ тһể ʟựᴄ ᴠà ɡɪảɪ тỏɑ тɪпһ тһầп.

Categories
NHÀ ĐẸP

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt?

Không gian sang trọng, nguy nga bên ngoài căn biệt thự khiến nhiều người choáng ngợp.

Vũ Khắc Tiệp sinh năm 1983, quê Nam Định. Năm 2004, anh quyết định Nam tiến để tìm cơ hội phát triển sự nghiệp. Ban đầu anh mơ làm diễn viên, người mẫu nhưng cơ duyên lại đưa Vũ Khắc Tiệp đến với vai trò ông bầu của giới chân dài. Bầu Tiệp từng là giám đốc của một trong ba công ty đào tạo và cung cấp người mẫu hàng đầu Việt Nam.

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 1

Nhắc tới Vũ Khắc Tiệp không thể không kể đến những chuyến du lịch xa hoa cùng khối tài sản “kếch xù” khiến nhiều người phải xuýt xoa. Tuy nhiên, ngoài những khối tài sản từng được anh chia sẻ trên trang cá nhân, mới đây, Vũ Khắc Tiệp tiếp tục khiến khán giả phải trầm trồ khi hé lộ bản vẽ căn biệt thự mới vừa sang trọng, vừa bề thế tại TP.HCM.

Có thể thấy ngoài không gian được thiết kế sang trọng, nguy nga như một toà lâu đài, biệt thự còn toạ lạc tại vị trí đắc địa có view nhìn thẳng ra sông.

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 2

Bản vẽ căn biệt thự sang trọng, nguy nga của Vũ Khắc Tiệp

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 3

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 4

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 5

Không gian bên ngoài được thiết kế sang trọng đến choáng ngợp, toạ lạc bên bờ sông Sài Gòn

Biệt thự ven sông siêu rộng và lộng lẫy như lâu đài với diện tích 1800m2 tại 1 khu đất có giá đắt đỏ ở Quận 2, TP.HCM.

Lộng lẫy khi còn trên bản thiết kế nhưng khi hoàn thiện, biệt thự còn sang trọng hơn rất nhiều. Vũ Khắc Tiệp đã thiết kế 1 hồ bơi siêu rộng ngoài trời để làm nơi “chill”, toà nhà sang xịn mịn như bạch dinh. Mặc dù Vũ Khắc Tiệp chỉ hé lộ 1 góc sương sương bên trong nhưng dân tình cũng đã “xỉu up xỉu down” vì độ chịu chi “không phải dạng vừa”.

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 6

Căn biệt thự mới của Vũ Khắc Tiệp toạ lạc tại Quận 2, TP.HCM và có view sông cực xịn

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 7

Từng vướng loạt lùm xùm, nay căn biệt thự của Vũ Khắc Tiệp gần như đã hoàn thành

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 8

Biệt thự siêu sang mà ông bầu của Ngọc Trinh ở có gì đặc biệt? - 9

Khu hồ bơi được đặt ngoài trời, chắc sẽ là nơi Ngọc Trinh và Vũ Khắc Tiệp “chill” và ngắm hoàng hôn!

Categories
NHÀ ĐẸP

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: ‘Biết thế nên làm sớm hơn!’

Ngôi nhà dưới đây ở Hà Nội được gia chủ dồn nhiều tâm huyết cải tạo lại sau 7 tháng.

Mở đầu bài viết chia sẻ trên một diễn đàn, gia chủ viết: “Nhà mình ở chung cư 7 năm và để có lần chuyển nhà này, nhà mình cũng cân nhắc và lên kế hoạch trong 2 năm. Bản thân mình thấy việc này khá to tát với cả nhà bởi nó mang lại rất nhiều cảm xúc. Quan trọng hơn, nhà mình đã dành rất rất nhiều tâm huyết cho ngôi nhà. Chuyển xong rồi mới bảo nhau “biết thế này mình chuyển từ lâu rồi”.

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 1

Ban đầu vì con nhỏ nên gia chủ quyết định ở chung cư để tiện chăm sóc.

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 2

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 3

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 4

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 5

Ngôi nhà đất trước khi cải tạo.

Hành trình cải tạo ngôi nhà của hai vợ chồng cũng tốn nhiều tâm huyết, mất 7 tháng thi công. Trong quá trình sửa sang, chủ nhà muốn tạo nhiều khoảng không gian cho các con chạy nhảy, chơi đùa.

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 6

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 7

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 8

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 9

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 10

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 11

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 12

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 13

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 14

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 15

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 16

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 17

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 18

Không gian nhà sau khi cải tạo.

Một số kinh nghiệm khi cải tạo nhà được chia sẻ:

Trước khi cải tạo, gia chủ đã cẩn thận tạo 1 file các hạng mục và dự trù mức kinh phí nhưng sau khi hoàn thiện vẫn bị chênh. Nên lời khuyên với những ai chuẩn bị sang sửa nhà là phải chuẩn bị tiền nhiều hơn dự kiến.

Ngôi nhà được thuê trọn gói hoàn thiện phần thô, điện nước, sơn, thạch cao cho cùng 1 thầu.

– Sân vườn nhất định phải dùng gạch/đá loại chống trơn tuyệt đối, dù nó có khó vệ sinh đi chăng nữa.

– Nên có ổ điện ngoài sân vườn

– Thiết kế ổ điện ở sàn nhà để khi ngồi ăn lẩu sẽ không phải chạy dây vướng víu. Nhất là nhà có trẻ con.

– Ban công có ổ điện và có vòi nước.

– Hầm có vòi nước để xịt rửa (với nhà có hầm).

– Camera trong nhà nên lắp loại có thể đàm thoại được (cái này khá tiện).

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 19

Ở chung cư 7 năm, vợ chồng trẻ quyết định xuống nhà mặt đất và nhận ra: amp;#39;Biết thế nên làm sớm hơn!amp;#39; - 20

Phần tầng thượng được cải tạo thành vườn rau nhỏ xinh.